Videos

Videos

03 YẾU TỐ KHI LỰA CHỌN GIÀY CHẠY:

Điều gì quan trọng khi lựa chọn giày chạy.

Cùng dành 04 phút để tìm hiểu lý do nhé.

1. Tần suất chạy/Mức độ luyện tập:

Có thể nói người mới chạy sẽ quan tâm nhiều đến sự thoải mái và êm ái, vì vậy lớp đệm dày hơn, mềm hơn sẽ giúp người chạy cảm nhận được sự dễ chịu, duy trì được thời gian chạy lâu hơn.

Phần đệm giày sẽ hỗ trợ, giúp giảm sốc và tạo độ êm cho bàn chân khi di chuyển.

2. Khoảng cách chạy:
Với người mới chạy đoạn đường chạy thường ngắn hơn, nên độ bào mòn đế giày thấp hơn.
Ngược lại, với người đã có kinh nghiệm, đoạn đường chạy sẽ dài hơn, sự bào mòn ở đế giày sẽ cao hơn.

Phần đế giày sẽ là nơi chịu sự hao mòn cũng như giúp kéo dài thời gian sử dụng nếu được sử dụng vật liệu bền bỉ hơn như cao su.

3. Bề mặt chạy:
Có thể bạn sẽ chạy trên máy chạy bộ, trên đường trải nhựa, sàn bê tông hay bề mặt gồ ghề có nhiều vật cản.

Đây cũng là 1 yếu tố ảnh hướng đến độ bền và sự bào mòn giày, vì tùy thuộc vào các bề mặt khác nhau, sức ảnh hưởng lên đế giày cũng sẽ khác nhau.

Chúc các bạn có thể lựa chọn được 1 đôi giày phù hợp cho bản thân và tư vấn thật TẬN TÂM cho khách hàng để mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất.

CÁC CẤU TẠO CƠ BẢN CỦA GIÀY 👟 👟

Video bổ trợ cho

03 YẾU TỐ LỰA CHỌN GIÀY CHẠY PHÙ HỢP & CẤU TẠO CƠ BẢN CỦA GIÀY.

Cùng tìm hiểu cấu tạo giày thể thao trong bài viết này để biết thêm về giá trị những đôi giày bạn đang song hành hằng ngày nhé.

Giày thể thao nói chung hay giày chạy bộ nói riêng, được cấu tạo từ 3 thành phần chính:
Upper (thân giày trên), Midsole (đế giữa) và Outsole (đế ngoài).

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ được biết thêm 2 khái niệm mới kèm theo đó chính là
Heel counter (Khung gót) và Insole (Lót giày).

Cùng đi thôi nào…. 😍😍👍

Heel counter –

Phần bao quanh gót chân, tạo thành bộ khung ôm sát.

Ngoài chức năng bảo vệ phần gót của bàn chân, nó còn giúp phần gót của đôi giày được định hình và ổn định khi di chuyển.

Upper –
Nhiệm vụ chính là bao bọc và bảo vệ phần bề mặt phía trên của bàn chân, tạo ra sự thoáng khí, giảm nhiệt khi hoạt động.

Đây cũng là bộ mặt chính của giày, mang lại phong cách và giúp phân loại dòng giày.

Insole –
Đế trong có nhiệm vụ chính là định hình form giày phía trong cho vừa vặn với cấu trúc bàn chân.

Chính vì thế, Insole ảnh hưởng nhiều đến độ êm ái, thoải mái và khả năng hỗ trợ lực đối với bàn chân.

Ngoài ra thì tùy vào chất liệu của Insole, nó còn đảm nhiệm việc khử mùi và khử độ ẩm.

Midsole –

Nhiệm vụ chính là hấp thu lực sốc, giảm ma sát, hỗ trợ lực và tạo độ êm ái đàn hồi khi di chuyển,…

Midsole đóng vai trò quan trọng trong những dòng giày thể thao, đặc biệt là giày chạy

Outsole –

Tuỳ vào mục đích sử dụng và địa hình khác nhau, mà phần đế ngoài của giày cũng có hình thù đa dạng.

Các loại giày chuyên dụng như giày bóng rổ, giày đánh golf, giày đá bóng, giày chạy bộ đều có bề mặt đế giày khác nhau.

GIÀY – NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT…

Những thiết kế trên 1 đôi giày chạy sẽ giúp bạn tối ưu hóa khả năng luyện tập như nào? Cùng điểm qua

NHỮNG ĐIỀU MÀ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT…

Let’s go….


Got Something To Say!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

BACK TO TOP